Có nhiều lý do để bạn đặt làm biển quảng cáo phản quang cho công ty của mình tại Hà Nội nhất là những công ty có ngành nghề đặc thù, bài viết dưới đây sẽ nói tất tần tật về loại hình đặc biệt nhưng không hề xa lạ này.
Đây là một loại biển hiệu có tính năng phản xạ ánh sáng một cách đặc biệt khi bị chiếu rọi ánh sáng vào - gọi là tính chất phản quang. Với cách hoạt động tương tự như biển báo giao thông nó phản xạ ngược lại mắt người quan sát toàn bộ nội dung, màu sắc hoặc hình ảnh trong đêm tối mà không cần đèn tự chính bản thân nó như các loại biển hộp đèn khác.
Biển quảng cáo phản quang là một loại bảng hiệu làm theo kiểu khá cũ, tiết kiệm, gây chú ý cho nhiều người tuy nhiên nó ít được sử dụng trong quảng cáo trên các biển hiệu. Thậm chí trên biển báo, ghi chú, hướng dẫn di chuyển trong các cơ quan, bệnh viện, hay các công ty hoặc tại vị trí biển vẫy của các cửa hàng cũng hiếm khi được áp dụng.
Các loại hình phản quang phổ biến nhất mà chúng ta thường thấy là trên biển báo giao thông, các cọc tiêu, cột mốc, biển chỉ đường... Tại những nơi này hình thức phản quang tỏ ra hết sực hữu hiệu trong việc hướng dẫn người lái xe đi đúng đường nhất là tại những nơi không có hoặc ít có sự tham gia của ánh sáng điện vào đêm tối
Người ta cũng sử dụng các miếng phản quang phổ biến trên áo mũ và các phương tiện bảo hộ lao động hay các phương tiện đặc biệt dành cho những người vận hành công trình giao thông như cảnh sát giao thông, công nhân vệ sinh môi trường, các nhân viên bảo trì, trên xe cứu hộ...
Dưới đây là một list các danh sách các khách hàng đã đặt hàng chúng tôi làm biển dán decal phản quang đó là:
Biển cấm đỗ xe, Biển cấm dừng xe ở chân toà nhà cao tầng, trong khu phố
Biển cấm bán hàng đặt trên vỉa hè
Biển chỉ dẫn các lối đi trong hầm để xe,
Biển ghi chú đặc biệt trong ngõ nhỏ
Biển tên phố, tên ngõ
Biển vẫy cửa hàng
Biển cảnh báo có nguy hiểm
Decal dán kính phản quang
Biển phản quang là một thứ rất gây tò mò, không chỉ vì nó tạo được thứ ánh sáng đặc biệt mà là vì cách mà nó hoạt động. Có hai yếu tố cấu thành đó là cách mà nó phản xạ ánh sáng và mực in phải trong suốt.
Nguyên lý của biển phản quang là phản xạ, tuy nhiên không giống như gương phẳng bởi một tấm gương phẳng là phản xạ gần như toàn bộ ánh sáng chiếu vào nó theo một góc đối xứng với hướng nó đi tới. Tuy nhiên bằng cách này thì ánh sáng không thể đi tới mắt người quan sát được.
Nếu như gương cầu thì câu chuyện lại hoàn toàn khác, ánh sáng toả đi nhiều hướng khác nhau, và kiểu gì thì cũng có một phần ánh sáng quay trở lại mắt người quan sát cho dù là anh ấy đứng ở bất kỳ chỗ nào trước mặt tấm gương đó. Mấu chốt về phần ánh sáng của biển quảng cáo phản quang là tại đây, trên mặt biển quảng cáo là hàng triệu phần tử rất nhỏ trong suốt, hoạt động kiểu như gương cầu để hướng ánh sáng về phía ta đứng
Đây là bí thuật thứ hai để khiến một biển phản quang trở nên hiện thực đó là mực in phải cho ánh sáng xuyên qua nó. Nếu mực mà đục, hoặc cản sáng 100% thì ánh sáng phản xạ lại là không có gì hoặc mờ. Nhưng mực trong, nhờ hiện tượng hấp thụ ánh sáng của mực, mắt bạn sẽ nhận được màu sắc.
Ví dụ, đối với màu đỏ, nguyên lý ở đây là đèn xe ô tô chiếu ánh sáng trắng đi tới gương cầu siêu nhỏ, nó phản xạ ngay lập tức trở lại, nhưng các thành phần ánh sáng màu lục và màu lam trong ánh sáng trắng sẽ bị hấp thụ bởi mực in, chỉ có ánh sáng đỏ xuyên qua. Điều tương tự với các màu khác và phù hợp với các nguyên tắc chồng màu và hoà trộn màu sắc khi in. Đoạn này bắt đầu hơi khó hiểu với người không học qua môn "Lý thuyết màu" của khoa Hoá đại học Bách Khoa rồi. Ai thích tìm hiểu sâu hơn thì search quyển đó trên Google hoặc inbox Zalo 0904769398 trả lời trực tiếp nhé.
Đây là nguyên nhân phổ biến nhất đến từ thói quen của người Hà Nội: càng cấm càng làm: Ví dụ như để xe không đúng nơi quy định, vất rác bừa bãi, vi phạm yêu cầu phải xếp hàng hoặc dãn cách đảm bảo an toàn y tế, hút thuốc tại nơi không được phép, vượt đèn đỏ, bán hàng rong, bấm còi trong ngõ nhỏ, lấn chiếm lối đi lại ... Một cái biển nhỏ không đủ, một cái biển to và phản quang thì chắc gì đã đủ nhưng người ta nể hơn.
Biển quảng cáo hộp đèn có một chi phí vô hình đó là tiền điện hàng tháng, tưởng ít nhưng nó cũng khá tốn kém trong việc tiêu hao năng lượng. Có những biển có công suất bằng 1/4 cái bàn là hoặc một cái bình nước nóng. Việc hoạt động thường xuyên cũng sẽ gây tốn kém không ít. Tuy nhiên biển quảng cáo phản quang khắc phục được điều này, nó giúp chi phí vận hành rẻ hơn. Dẫu rằng phải thừa nhận là nó không thể hiệu quả bằng biển hộp đèn được nhưng nếu trong một chừng mực nào đó, biển vẫy quảng cáo chẳng hạn, bạn cũng nên cân nhắc sử dụng.
Năm 2016 chúng tôi có nhận một dự án khá lớn từ Viettel là làm biển vẫy dùng sơn phản quang tại các cửa hàng của họ ở vùng cao. Điều này minh chứng cho việc bạn hoàn toàn có thể tin rằng lý do về điện hay tiết kiệm là một trong những thứ rất rõ ràng khi làm biển hiệu quảng cáo
Ta chẳng có lý do gì để quan tâm tới độ bền của biển hiệu loại này cả, nó có cấu tạo khá đơn giản, tỉ trọng của quá trình sản xuất thủ công hầu như rất ít. Các vật liệu cấu thành của biển là decal phản quang, sơn phản quang hay mực in lên đó đều là những thứ rất bền bỉ trong mọi điều kiện thời tiết khác nhau (các bạn cứ nhìn biển báo giao thông thì biết, nó 24/365 ngày và trong nhiều năm ròng rã với bụi, nước mưa, tia tử ngoại mà không xi nhê gì cả)
Không chỉ vùng sâu vùng xa triển khai điện khó, mà ở tại Hà Nội cũng có một số chỗ triển khai đường điện là phức tạp hoặc quá mức cần thiết. Đó là những vị trí như trên cánh cửa kính, vách kính, trên cửa hầm để xe, tại lối rẽ hay trên vỉa hè. Đây hoàn toàn là những nơi mà đặt đường dây là rất kém chuyên nghiệp và nhanh hỏng. Những nơi này chỉ phù hợp với sự gọn nhẹ và bền bỉ mà thôi
Có một định kiến của biển phản quang là chỉ cắt decal phản quang và dán lên biển hiệu. Không thể in ảnh bitmap (ảnh chụp, ảnh xử lý bởi Photoshop, B612, Lightroom). Biển dán decal phản quang chỉ thế và thế mà thôi
Nhưng không hề đúng, decal có thể in lên được một cách dễ dàng, chính vì vậy mà bạn có thể in hình đồ hoạ bất kỳ mà bạn muốn, con chó mà bạn yêu quý, logo của công ty bạn hoặc thậm chí là con phượng hoàng của giáo sư Dumbledore. Điều này rất phù hợp trong các thiết kế đồ hoạ hiện đại trên nền chất liệu decal phản quang.
Có rất nhiều biển tên ngõ, phố làm đã từ lâu rồi bằng công nghệ sơn thường lên tấm tôn và gắn lên cột tại các vị trí ngõ phố quan trọng ra vào tổ dân phố nào đó tại Hà Nội. Sau nhiều năm sử dụng sơn trên biển có dấu hiệu lão hoá bạc màu và khó nhận ra tên ngõ phố hết sức quan trọng đó. Thậm chí nó còn bị cong, gẫy do xe tải đâm va vào gây méo mó. Lúc này chính là lúc bạn cần phải để cho ngõ phố dễ nhận ra hơn bằng một biển phản quang.
Đây là các vật liệu xưa cũ và cơ bản nhất của ngành biển phản quang. Người viết cũng không biết vật liệu này xuất hiện từ khi nào tại Hà Nội nhưng ít nhất thì cũng phải 20 năm rồi. Khi xuất hiện thì decal này chỉ dùng cho cách biển báo giao thông mà thôi. Cũng chẳng ai dùng nó lên biển quảng cáo vì hạn chế trong việc thể hiện hình ảnh (thời đó không in được lên bề mặt PE, PVC) và giá thành của decal này cao trong khi kích thước khổ decal khá hẹp 60cm hoặc 120cm mà thôi. Lúc đó, cùng mức giá đó họ làm biển bạt hay biển alu chữ nổi thì cũng khá là ổn rồi
Sơn phản quang là một thứ vật liệu khó kiếm, ngày xưa, để sử dụng được sơn này bạn phải kiếm được sơn có mực trong suốt và các hạt phản quang nhỏ mịn rồi trộn chúng với nhau để sơn lên bề mặt biển. Công nghệ sản xuất sơn bây giờ tốt hơn nhiều cũng như thương mại điện tử phát triển khiến bạn dễ dàng tìm được thứ bạn muốn một cách dễ dàng.
Cách sơn biển như thế nào thì chũng tôi không cần phải mô tả ở đây, vì nó khá chuyên sâu, và viết ra thì khá dài trong khi chúng tôi tin tưởng rằng bạn cũng không cần tìm hiểu kỹ đến như vậy. Cái mà các bạn cần là một sản phẩm biển hiệu bền, đẹp, đúng chất lượng là được.
Hầu hết giấy phản quang có bề mặt là nhựa polyethylen nên muốn để mực bám được lên đó thì công nghệ in phun với mực gôc dầu là chưa đủ. Bạn cần phải có công nghệ in UV với lớp phun phủ đặc biệt.
Như chúng tôi đã từng nói, việc công nghệ in UV, in phẳng ra đời đã giải quyết được rất nhiều vướng mắc của ngành quảng cáo đang vướng phải đó là chất lượng hình ảnh sau chiếu đèn và trước chiếu đèn, độ bền màu mực in cao hơn, độ đen - độ sâu của màu sắc, hình ảnh, khả năng in lên vật liệu dạng tấm phẳng và vật liệu có độ bám kém như acrylic - mica, kính, hay PE như chúng tôi đã nói ở trên.
Về nguyên lý thì decal dán lên một tấm cứng, phẳng là mấu chốt của biển phản quang, vậy nên sản xuất tấm nền nền của biển quảng cáo dán decal là một công việc hết sức quan trọng.
Tấm nền cho biển phản quang có hai loại, một là nhựa tổng hợp là tấm nhôm nhựa (aluminium composite) và hai là tấm tôn cán phẳng được sơn tĩnh điện dày từ 2mm trở lên.
Độ phẳng và độ cứng là hai thứ tính chất quan trọng nhất. Nếu biển không phẳng thì hình ảnh sẽ méo mó. Còn nếu biển không cứng thì một thời gian ở ngoài trời biển sẽ bị vặn xoắn vỏ đỗ. (Mà các nông dân 9x 10x có biết vỏ đỗ nó xoắn dư lào không? - Ng viết bài sinh năm 10X nhá nhá)
Thời gian để làm một biển quảng cáo phản quang với tấm nền bằng tôn sắt mất khoảng tối đa 5 ngày cho các công việc cắt tấm tôn, vệ sinh, sơn tĩnh điện và dán decal.
Thời gian để làm biển quảng cáo dán decal phản quang bằng alu mất khoảng tối đa 2 ngày để hoàn thiện.
Thời gian để triển khai lắp đặt bảng hiệu phản quang sẽ lâu hơn tuỳ từng tình huống cụ thể liên quan tới các hạng mục lắp đặt tiếp theo của biển quảng cáo này, nhất là các công việc liên quan tới kết cấu của biển có diện tích lớn.
Đơn giá biển dán decal phản quang bao gồm hai phần, phần mặt biển và phần chân đế hoặc cột đỡ. Phần chân đế, cột đỡ sẽ có những tuỳ chọn phức tạp hơn ví dụ như bạn dùng sắt bao nhiêu, cỡ sắt, chiều dài, có thanh chống đỡ đằng sau hay không, có sơn phản quang cho nó hay không hoặc kích thước móng của biển hiệu
Đơn giá để làm biển quảng cáo phản quang là 1.250.000đ/m2, đây là chi phí để làm mặt biển hiệu. Đơn giá chưa bao gồm thuế VAT. Chưa bao gồm chi phí lắp đặt. Chi phí dựng cột và móng cột bằng bê tông...
Xưởng làm biển quảng cáo của AB Group trực tiếp làm tất cả các công đoạn nói trên trong công việc sản xuất từ khâu in quảng cáo, cắt decal, sơn và cắt dập tôn cũng như gia công hàn gắn các mối nối.
Để làm được điều này chúng tôi có đầy đủ các máy móc như phòng phun sơn, máy cắt decal Mimaki xuất xứ Nhật Bản, máy in UV phẳng - Các thiết bị thiết yếu để sản xuất ra biển quảng cáo phản quang với giá thành rẻ nhất và thời gian nhanh nhất cho khách hàng.
Thông tin liên hệ tại xưởng 0904769398. Quý khách hàng có thể liên hệ đặt lịch làm việc trực tiếp qua số điện thoại này hoặc add zalo để xin tư vấn từ xa.
Thỏa thuận 1: Cam kết lắp đặt đúng vị trí chỉ định
Bạn cần chắc chắn rằng vị trí lắp đặt biển quảng cáo chính là vị trí khảo sát, được sếp công ty hoặc chủ cửa hàng chỉ định.
Thỏa thuận 2: Cam kết làm đúng chất liệu
Chúng tôi cam kết các chất liệu mà chúng tôi làm biển quảng cáo, in quảng cáo hay các vật phẩm quảng cáo khác được làm là dựa trên các thông số ghi trên hợp đồng đã ký, dựa trên các vật liệu mẫu đã ký với quý khách hàng. Việc của quý khách chỉ cần là ký duyệt lên vật liệu, mẫu thu nhỏ thôi.
Lưu ý: Mẫu này sẽ được giữ lại mỗi bên một bản làm công cụ đối chiếu sau này.
Thỏa thuận 3: Ký duyệt bản thiết kế
Bản thiết kế là cơ sở quan trọng nhất trong công việc làm biển quảng cáo. Tại đây màu sắc, hình ảnh, bố cục, đường nét sẽ được tái hiện 100% tại công ty, cửa hàng của bạn.
Lưu ý: Bản thiết kế thường đi kèm với một bản mẫu in thử đối với biển quảng cáo dạng in, hoặc đối với các sản phẩm thiết kế in như in tờ rơi, in logo, in poster. Màu sắc in thử sẽ được bạn ký duyệt kèm theo bản thiết kế nói trên..
Thỏa thuận 4: Thời gian hoàn thành
Công việc nào cũng cần có thời gian, và chúng ta phải thỏa thuận về mặt thời gian hoàn thành trước khi thi công biển quảng cáo. Điều này sẽ mang lại hai lợi ích. Bạn chủ động về mặt công việc, Chúng tôi đạt được uy tín tại thị trường làm biển quảng cáo tại Hà Nội