Tâm sự về nghề làm biển quảng cáo từ một người bạn!

Nguyễn Thị Phương Hoa - 10/03/2018 - 8 bình luận

Đây là một tâm tư của một người làm biển quảng cáo tâm huyết với nghề. Anh ấy là bạn, là đồng nghiệp, là người có trách nhiệm với nhóm công việc mà chúng tôi tham gia trên Facebook. Tôi sẽ dẫn lại lời anh vì những điều dưới đây có thể là tôi, là anh hoặc là các bạn...

Trong khi tìm kiếm cửa hàng làm biển quảng cáo, Quý khách hàng vô tình xem bài viết này thì đường link dưới đây để giúp quý khách đến tới đúng thứ mình cần trong giây lát!

1. Thông tin về việc làm biển cửa hàng, mẫu biển cửa hàng, biển cho các shop bán hàng

2. Thông tin về làm biển công ty, các loại biển mica công ty, biển công ty inox

3. Thông tin về biển LED, biển vẫy, biển quảng cáo hộp đèn, biển mica siêu mỏng

4. Thông tin về làm biển alu chữ nổi, biển chữ mica, biển quảng cáo aluminium

Trước hết, phải nói rằng trong vòng khoảng 5 năm nữa, đây là một nghề mà chúng ta vẫn có thể sống với nó, nếu chúng ta có trình độ, năng lực thực sự. Chắc hẳn trong chúng ta ai cũng một lần nghe nói rằng quảng cáo là một nghề hot, không bao giờ chết, không bao giờ lỗi thời. Cửa hàng này chuyển đi, thì cửa hàng khác mọc lên, và bảng hiệu thì luôn luôn cần thiết trong nền kinh tế “mặt tiền” như của Việt Nam. Nhưng có vẻ như chính quan điểm đó sẽ “giết dần, giết mòn” và bóp chết sự sáng tạo cũng như những giá trị mà nghề làm bảng hiệu có thể mang lại cho xã hội.

Tại sao nghề làm bảng hiệu lại đang lụi tàn?

Câu chuyện nằm ở chữ “nghề”. Nếu bạn nói bạn làm “nghề quảng cáo”, tôi cá là không ai hình dung được, thậm chí là chính bạn cũng không biết đấy là nghề gì. Nghề gì mà bạn phải biết thiết kế đồ họa, biết leo trèo, biết sơn, biết vận hành máy, biết căng bạt, biết ốp tấm, biết dán chữ, biết đấu điện, biết hàn cắt, biết cơ khí, biết quan hệ, biết tìm kiếm khách hàng, biết báo giá… biết đủ cmn thứ, mà lại còn phải biết sáng tạo và có óc thẩm mỹ nữa chứ. Vâng, chính nó đã, đang và sẽ bóp méo, bào mòn những giá trị của nghề, đẩy nghề này xuống cái mức mà không thể cứu vãn. Nghe có vẻ ngược đời, nhưng bạn thử hình dung mà xem.

Sản xuất, gia công luôn nằm ở đáy của chuỗi cung ứng. Vốn dĩ, giá trị của nó đã thấp. Nhưng có vẻ nó ngày càng thấp đi và sẽ đến cái lúc mà chúng ta không thể sống được với nó trong cái tình cảnh thợ giỏi thì thiếu, mà giám đốc thì tăng theo cấp số cộng, à không, phải là cấp số nhân mới đúng.

Cấp số nhân nằm ở chỗ khi bạn mở một công ty/cửa hàng quảng cáo, bạn phải có thợ, có nhân viên chứ bạn không thể làm mọi thứ. Bạn phải đào tạo nghề, nghĩ cách giữ thợ bằng việc “tăng lương, giảm giờ làm” hoặc làm bất cứ điều gì có thể. Rồi những người thợ của bạn, dù thế nào cũng sẽ ra làm riêng, không sớm thì muộn, bởi thu nhập của họ có vẻ như không bao giờ là tương xứng với hàng đống công việc như đã kể ở trên. Không bao giờ. Dù bạn có trả cỡ nào, thì họ cũng luôn nghĩ là họ xứng đáng hơn thế. Và họ ra đi, làm giám đốc.

Và giám đốc quảng cáo, sẽ đẻ ra hàng đống giám đốc quảng cáo khác.

Dung lượng thị trường quảng cáo nói chung và bảng hiệu nói riêng vẫn tăng trưởng. Nhưng mức tăng trưởng đó đang bị cơn lốc các giám đốc cuốn phăng. Và rồi, cơn lốc đào thải, nếu không diễn ra, sẽ đẩy ngành này xuống cái mức mà tất cả sẽ chỉ sống lay, sống lắt.

Thị trường sẽ rơi vào tình trạng thiếu công nhân giỏi (bởi họ luôn đang trong quá trình đào tạo), sản phẩm làm ra chỉ ở mức rẻ mạt và thiếu điểm nhấn. Các giám đốc sẽ luôn phải đau đầu tìm cách đấu đá, hạ giá, cạnh tranh không lành mạnh để mà có việc trả tiền cho công nhân với mức ngày một tăng và có chút thu nhập cho riêng mình, hy vọng “có đam mê sẽ có tất cả”. Vâng, dù thế nào thì ngày mai trời vẫn sáng. Và sẽ có một buổi sáng mà bạn tự nhủ, “thà đi làm thuê còn hơn”.

Bạn loay hoay hạ giá, để rồi thu nhập bản thân giảm, dẫn đến thu nhập công nhân không tăng, điều kiện sống của họ giảm theo vật giá, họ không được đóng bảo hiểm trong khi điều kiện lao động thì nguy hiểm, vất vả. Khi họ có tay nghề là lúc họ trở thành đối thủ của bạn. Và bạn lại tiếp tục phải đào tạo ra các giám đốc khác.

Ngày xưa 100 ông mua, có 10 ông bán. Ngày nay, có 1000 ông mua, nhưng có 5000 ông bán. Và ngày mai, có 1 vạn ông mua sẽ có 10 vạn ông bán. Cạnh tranh luôn là động lực của phát triển. Nhưng sự cạnh tranh manh mún, nhỏ lẻ sẽ giết chết mọi thứ. Câu chuyện của nghề này, nằm ở chỗ đấy.
Nếu tất cả chúng ta không bình tâm ngồi lại, học cách vượt qua vòng xoáy này, rồi sẽ đến lúc chúng ta bị thị trường này, dù không hoàn hảo, dìm xuống đáy.

Chúng ta cần phải làm gì?

Giải pháp là chúng ta cần đoàn kết để trả lại những giá trị mà nghề này xứng đáng nhận được. Đây là lúc chúng ta cần xây dựng những tiêu chuẩn, nâng tầm quản trị quản lý để cơ cấu lại, cắt đứt vòng xoáy công nhân-giám đốc như ở trên. Chúng ta cần cho xã hội biết, đây là một ngành nghề khó khăn đầy rào cản, chứ không phải cứ có cái máy khoan, máy hàn và vài chục triệu trong tay rồi thuê cái cửa hàng là có thể thành công.

Nếu hiện tại bạn đang làm giám đốc, hãy tạo ra môi trường làm việc tốt nhất cho công ty của bạn, cho nhân viên của bạn. Hãy chuyên môn hóa, đưa cho họ đúng việc họ làm giỏi nhất chứ không phải cái gì cũng đến tay. Bạn phải đầu tư để nâng tầm của mình. Hãy tách riêng từng bộ phận. Thiết kế là phải giỏi, và chỉ làm thiết kế. Thợ thi công là phải giỏi, biết leo trèo, biết dán chữ, biết căng bạt, biết bắn vít, biết dán decal, là đủ rồi. Thợ cơ khí, hãy để họ hàn, cắt. Thợ sản xuất, hãy để họ chuyên tâm uốn chữ, cắm led. Thợ đấu điện, hãy để họ làm thợ điện, có ai hỏi họ còn biết trả lời là “thợ điện”. Thợ CNC, hãy để họ chuyên tâm vận hành máy. Thợ kế toán, hãy để họ lo thu thi. Thợ quan hệ, hãy để họ tìm kiếm khách hàng. Chúng ta đừng manh mún nữa, hãy chuyên nghiệp.

Tiếp đến, chúng ta phải trả cho họ những gì mà họ xứng đáng. Hãy trả lương đúng với năng lực. Hãy trang bị thiết bị lao động, bảo hộ an toàn đầy đủ cho thợ thi công. Đóng đầy đủ các loại bảo hiểm cho nhân viên. Hãy có chế độ đào tạo, nghỉ ngơi, vui chơi hợp lý. Chế độ khen thưởng, tăng lương, đề bạt, thăng chức… cũng nên rõ ràng và phù hợp giống như mọi công ty, mọi ngành nghề khác. Hãy tạo ra môi trường làm việc minh bạch, chuyên nghiệp và cạnh tranh.

Tôi biết, sẽ có người nói “tiền đâu mà làm những thứ đó”. Nhưng bạn ơi, con gà quả trứng là bài học bạn sẽ phải học. Bạn phải chấp nhận đầu tư, giống như một thương vụ kinh doanh thôi. Nếu không có tiền, hãy đi làm thợ, hãy về với đội có tiền và làm tốt nhất công việc mà bạn giỏi nhất. Hãy học hỏi tiếp tục và cống hiến hết khả năng. Khi bạn tích lũy được kinh nghiệm, khả năng, trình độ quản trị, vốn, mối quan hệ, hãy bắt đầu ra làm giám đốc, thị trường lúc đó sẽ đón nhận bạn.

Bạn đầu tư, bạn sẽ nhận lại xứng đáng. Khách hàng sẽ nhìn bạn bằng con mắt khác. Bạn sẽ có lợi nhuận bằng đúng giá trị mà bạn cung cấp. Giá sản phẩm sẽ tăng lên tương ứng với những giá trị gia tăng mà khách hàng nhận được.

Thị trường sẽ mở rộng. Bạn sẽ giữ được công nhân bởi họ sẽ chuyên tâm cống hiến. Bạn sẽ giữ được khách hàng bởi dịch vụ và chất lượng của bạn luôn tốt đủ để khiến họ trung thành. Từ đó, vòng xoáy ‘mất thợ-dịch vụ kém-mất khách hàng-hạ giá-lợi nhuận thấp-môi trường làm việc không tốt-mất thợ’ sẽ không còn diễn ra nữa. Để thị trường sẽ còn lại những con gà trống khỏe mạnh. Các giám đốc sẽ đúng nghĩa là các giám đốc. Ngành bảng hiệu sẽ được xã hội tôn trọng. Còn những người thợ sẽ có việc làm với môi trường làm việc chuyên nghiệp như mọi nghề khác, và họ sẽ điều kiện để mà vỗ ngực tự hào, tao là thợ quảng cáo.

Có thể ngày mai bạn vẫn tồn tại. Có thể ngày mai bạn vẫn có tiền. Có thể ngày mai bạn vẫn giữ được những người bên cạnh mình. Nhưng xin hãy nghĩ về những tháng năm tiếp theo. Cho dù là làm biển công ty, làm biển cửa hàng, in bạt, in tờ rơi  rồi cũng sẽ mất đi. Chúng ta cần hành động, ngay bây giờ

Bình luận (8)

Cường
16 October, 2019

Như nêu trên là rất chính sát bản than tôi đã phục vụ làm quảng cáo đã 13 năm năm nay 39 tuổi nhưng nghề này nó khôn nạn lắm làm càng lâu cho một Cty thì họ càng xem thường con người mà càng có tuổi thì leo trèo nó hạn chế bởi vậy nó chuộng những giới trẻ từ những chỗ đó mà mình không còn chỗ đứng trong Cty nói về lương thì lại không tăng bạn nghĩ coi các ngành khác làm càng lâu càng phát trển tốt như mình chỉ muốn phục vụ một Cty hết cuối đời như những gì suy nghĩ lại bị trái chiều và hiện nay thì xin nghỉ việc thất nghiệp ở nhà những gì nói trên rất giống tâm trạng của mình thôi mình nói như vây ngắn gọn nhiều suc tích nhiều ý lắm tới đây thôi Chào bạn

duynam
07 May, 2019

toi dong tinh voi tran tro cua ban, co y nay neu nhu ban nghi ve khia canh 1 nguoi tho gioi da nang ko nhieu von thi ko the phu hop voi thi truong cong nghiep hon don nhu bay gio dung ko ban?

Phúc
01 December, 2018

Đúng tôi đồng ý

Viết bình luận của bạn

Biển quảng cáo

Top