Được tốt nghiệp ngành công nghệ in, khoa Hóa, trường Đại học Bách Khoa Hà Nội K45. Có gần 20 năm kinh nghiệm làm việc tại các công ty chuyên về lĩnh vực in offset, in phun và in laser. Bài viết này là một trong những kiến thức đúc kết từ môn học "Lý Thuyết Màu" và 20 năm kinh nghiệm kể trên.
Tôi sẽ không viết theo đi sâu vào lý thuyết, không lạm dụng các từ ngữ chuyên môn khó hiểu, sẽ không phô trương kiến thức, tôi chỉ chú tâm làm sao các bạn hiểu ngắn gọn về cách mà màu sắc in ra được tổng hợp và vì sao nó lại kém đẹp hơn so với màn hình trên điện thoại và máy tính.
Màu in ra nền xanh xỉn hơn, màu tím đỏ nhợt hơn.
Trong khi trên màn hình thì màu sắc rực rỡ hơn.
Hỏi: "Tôi có một bản thiết kế, màu sắc rất tươi sáng, nhưng in ra bị xỉn màu giờ tôi không đồng ý với cách giải thích của nhà in là không thể in được màu sắc đó và không thanh toán tiền"
Trả lời: "Trừ những trường hợp máy in hỏng, màu bị tắc, mực bị kém chất lượng thì về cơ bản điều họ nói thường là đúng nhưng để giải thích thì hơi mất thời gian, vui lòng đọc các nội dung bên dưới"
a. Có hai cách để pha trộn màu sắc khi in quảng cáo:
Một là kiểu các điểm màu khác nhau đặt cạnh nhau sẽ cho ra một màu trung hòa giữa hai màu đấy. Ví dụ điển hình: Các cháu mầm non hay lấy màu đỏ trộn với màu vàng để hòa thành màu cam hoặc trộn màu xanh dương với màu vàng thành màu xanh lá.
Hai là kiểu bộ lọc ánh sáng. Ví dụ điển hình: hai lớp kính màu trong suốt đè lên nhau sẽ hòa trộn thành một màu thứ ba lai tạo giữa hai màu đó. Đây là lý do mà hầu hết các loại mực in đều có đặc tính trong suốt.
Màu sắc trên màn hình máy tính, màn hình điện thoại, màn hình ti vi, biển quảng cáo LED được phối màu sắc từ 3 màu RGB (Red, Green, Blue).
Nguyên tắc phối hợp màu: Chúng là các điểm sáng rất nhỏ, đặt sát nhau, phối hợp với nhau, độ sáng khác nhau. Sự phối hợp đó tạo ra các điểm màu khác nhau để tạo các hình ảnh nhiều màu sắc, đậm nhạt khác nhau. Tất cả điểm đèn này không sáng, ta có màu đen. 3 điểm R, G, B sáng cùng lúc, sáng hết cỡ sẽ trộn thành màu trắng
Màu sắc trên bản in biển quảng cáo, in giấy được phối từ 4 màu cơ bản, CMYK (Xanh dương Cyan, đỏ cánh sen Magenta, vàng Yellow và đen Key).
Nguyên tắc phối hợp màu: Chúng là các điểm màu rất nhỏ, đặt sát nhau, chồng chéo lên nhau, hòa trộn với nhau, cỡ của điểm màu to nhỏ khác nhau. Sự phối hợp đó tạo ra các điểm màu khác nhau để tạo các hình ảnh nhiều màu sắc, đậm nhạt khác nhau. Chỗ nào không in, có màu trắng, trộn màu các màu C, M, Y, K sẽ ra màu đen.
Hình ảnh thể hiện kiểu CMYK từ xa đến gần: Bạn sẽ thấy thực ra các hình ảnh trên các bản in thực ra được cấu tạo từ 4 loại chấm màu CMYK nhỏ li ti mà thôi.
Rõ ràng như trên chúng ta đã hiểu rằng bản chất màu màn hình hiển thị ảnh, video, thiết kế đồ họa khác hẳn với cách mà màu sắc mà máy in có thể tổng hợp. Vì vậy ta cùng thừa nhận là quá trình in là một quá trình biến đổi các điểm màu kiểu RGB trên màn hình thành điểm màu kiểu CMYK trên giấy hoặc bạt in quảng cáo
Khó chế tạo mực trong suốt: Đa số các mực in có đặc tính trong suốt, tuy nhiên mực in luôn có độ đục nhất định. Mực càng đục phối màu càng kém đẹp.
Khó chế tạo màu chân thực nhất:
Mực màu vàng có khả năng vàng gần với màu màn hình nhất
Mực màu tím hồng yếu thế hơn, người ta vẫn chưa thể chế tạo ra loại mực có màu sát với màu màn hình kiểu RGB
Mực màu xanh Cyan là cá đuối nhất, màu trên màn hình một kiểu, màu mực in một kiểu lệch nhau một khoảng khá lớn. Vấn đề tranh cãi giữa khách đặt in và chủ nhà in quảng cáo hay nằm ở anh bạn màu xanh này. Các màu bị ảnh hưởng thường có yếu tố trộn lẫn bởi màu xanh như tím hồng, tím nhạt, tím đậm, tím hơi xanh, xanh tím, xanh sáng, xanh lá cây, xanh dương, xanh pastel.
Màu sắc trên giấy: Ánh sáng mặt trời/ đèn khá chói nhưng chiếu xuyên qua lớp mực siêu mỏng, rồi tới giấy phản xạ lại mắt người, có nghĩa là ánh sáng này đã giảm đi nhiều phần, ta thừa hiểu màu sắc cũng khó mà lên mạnh được. Sáng thụ động, tắt đèn là tờ giấy đen thui à.
Màu màn hình: Bản chất là ánh sáng có màu, sáng một cách chủ động, không phụ thuộc đèn phòng hay mặt trời. Màu sắc chói, nhìn lâu mỏi mắt, khó chịu nếu để màn hình sáng mạnh, màu sắc được giữ nguyên bản, hầu như không bị suy giảm trước khi tới các thần kinh thị giác.
Ví dụ hình ảnh về biến đổi màu sắc của kiểu màu RGB sang kiểu màu CMYK
Giờ chúng ta đã hiểu và thừa nhận bản in biển quảng cáo, in giấy luôn kém sắc hơn so với bản thiết kế trên máy tính. Chúng ta sẽ dừng tranh cãi để tìm hiểu cách làm sao để tăng cường màu sắc cho bản in.
Không so màu in quảng cáo với màu màn hình vì bản chất của hai ông khác nhau nên không thể so sánh với nhau.
Cùng một ảnh, hiển thị trên màn hình Samsung khác với màu màn hình của Iphone, khác với màu chính ảnh đó trên máy tính
Cùng một khuôn mặt trong cùng hoàn cảnh, cùng thời điểm, nếu bạn chụp ảnh bằng SS khiến ảnh hồng hào hơn, da sáng mịn hơn trong khi chụp ảnh bằng IP khuôn mặt đó lại kém đẹp hơn.
Hãy tham khảo sự mô phỏng chuyển đổi màu RGB một cách tự động thành CMYK trên các phần mềm như Photoshop, Illustrator hoặc Corel Draw, sự mô phỏng là tương đối chính xác
In thử màu để đảm bảo màu in quảng cáo đúng nhất: Muốn in đúng màu hãy in thử màu và so màu với mẫu màu được cho là đúng nhất, hãy đặt cạnh nhau trong cùng hoàn cảnh, nếu biển quảng cáo, giấy in đó dùng trong nhà, hãy so sánh màu sắc dưới đèn phòng còn nếu biển quảng cáo đó dùng ngoài trời hãy mang ra ngoài để so dưới ánh sáng tự nhiên.
Trong ngành in quảng cáo có ba thứ dễ thay đổi cảm nhận về chất lượng bản in màu đó là: thứ nhất là độ tươi tắn của màu sắc, thứ hai là độ đen của ảnh in ra và thứ ba là độ phân giải bản in. Dựa trên 3 yếu tố đó chúng tôi đánh giá chất lượng các bản in như sau:
In giấy couche công nghệ in offset màu in ra đạt 7/10
In giấy couche bằng máy laser đời mới đạt 7/10
In giấy thường (giấy in văn phòng) bằng máy laser màu đạt 5/10
In giấy thường, in bằng máy in phun để bàn đạt 3/10
In giấy ảnh, bằng máy in phun để bàn đạt 8/10
In bạt hiflex, công nghệ in phun màu, màu sắc đạt 5/10
In giấy PP (giấy ngọc trai, giấy matte), công nghệ in phun, màu sắc đạt 7/10
In lên giấy ảnh, công nghệ in phun, màu sắc đạt 8/10
In lên backlit, công nghệ in phun, màu sắc đạt 9/10, tăng cường thêm đèn màu sắc đạt 10/10
In UV lên mica, phủ trắng, công nghệ in phun, không chiếu đèn đạt 7/10
Biển hộp đèn in UV lên bạt 3M, in hai mặt, chiếu sáng bằng LED, đạt 10/10
Như đã nói ở trên, màu Magenta (tím hồng cánh sen), màu Cyan (xanh dương sáng) vẫn còn nhiều hạn chế trong công nghệ chế tạo mực nên các bản in màu bị nhợt, tái, màu dại thường có yếu tố trộn lẫn bởi màu xanh và màu hồng cánh sen như: Tím hồng, tím nhạt, tím đậm, tím hơi xanh, xanh tím, xanh lam, xanh dương, xanh sáng, xanh lá cây, xanh pastel in ra bị kém tươi, màu khá xỉn và gây thất vọng cho quý khách hàng đặt in.
Đây là điều bất khả kháng mà quý khách nên thông cảm cho các nhà in như chúng tôi.
Đây là hình ảnh trên màn hình, so sánh bên cạnh là bản in ra trên giấy couche bằng công nghệ in laser (màu tái hơn bên trên), giấy ảnh bằng công nghệ in phun (màu cải thiện hơn, bên dưới)
Phần màu xanh của chú công trên màn hình máy tính, rực hơn
Ảnh in ra trên giấy màu xanh của công xỉn và tái hơn
Ở trên phần vật liệu cho ra màu sắc chuẩn bạn sẽ thấy có mục biển hộp đèn in UV hai lớp và in backlit có nguồn sáng bổ trợ đạt điểm màu sắc lên tới 10/10 là một mức điểm rất cao Khi không bật đèn màu sắc biển hiệu quảng cáo đạt 7/10 mà thôi. Giờ chúng ta sẽ lý giải nó.
Mực in UV có tính chất trong suốt. Trong ánh sáng trắng luôn có 7 màu sắc, muốn tăng cường màu cho biển chúng ta chỉ cần cấp thêm đèn. Màu sắc được tăng cường tuy nhiên khi tăng sáng, màu xu hướng bị sáng hơn,có cảm giác nhạt. Để giảm thiểu độ nhạt màu in mặt trong của bạt, tức là tăng cường thêm một lớp mực trùng khớp với mực ở mặt ngoài bạt. Lúc này màu sắc không còn cảm giác nhạt nữa, màu có cảm giác trong, độ tươi (độ thuần sắc) đạt mức tối đa có xu hướng đẹp nhất, sát với màu RGB nhất.
Bạn có thể xem hình ảnh của ảnh PharmaCity bên dưới đây và so sánh giữa phần được chiếu đèn và phần không được chiếu đèn để thấy sự khác biệt lớn về màu sắc in.
Còn đối với vật liệu backlit có đèn cũng giúp sản phẩm đạt màu sắc 10/10 là vì lớp mực thấm vào bản in rất nhiều, vật liệu backlit hơi trong suốt, mực in dạng nước rất trong, giúp tăng cường phối màu và tạo ra một màu đen rất đậm. Khi chiếu sáng từ mặt sau sản phẩm lên màu sắc cực tươi và có chiều sâu.