Hôm nay, lambienquangcaohn.net, những người làm biển quảng cáo xin dẫn lại bài của chị Ka Nguyen. Như 1 lát cắt của lịch sử ngành Marketing tại Việt Nam, mà cái hồi đó gọi là ngành quảng cáo. Bài viết này được chia sẻ trong cộng đồng marketing mà tôi tham gia.
Đại ý của bài viết này là chía sẻ về một giai đoạn huy hoàng đầy khí thế của "dân quảng cáo" khi mà các nhãn hàng lớn có yếu tố nước ngoài đang có ý định mở rộng mạng lưới cung cấp hàng hóa đến tay người tiêu dùng Việt Nam.
Trong bài viết này người viết nói đến những nền tảng họ đang có trong tay hầu như toàn là analog, ana cơm, ana bún đậu mắm tôm, đầy rẫy khó khăn, tiền cấp cho các dự án rất nhỏ. Tuy nhiên, vượt qua các thách thức đó, họ đã giải quyết được rất nhiều thứ mà sản phẩm làm ra thực sự có "chất".
(Hình ảnh cái banner treo cột điện kia chỉ mang tính minh họa)
Tại sao tôi nói nó liên quan tới quảng cáo, tại sao lại được dẫn nó lại trong một website mà chủ đề chính là làm biển quảng cáo, làm biển cửa hàng này? Bởi vì những con người kể trên đã sáng tạo ra các nội dung, hình ảnh, print ad, để triển khai lên bilboard (biển bảng), banner, backdrop mà chúng ta đang làm.
Có nghĩa là năm 1997 ấy, những con người đó đã rất rõ về công nghệ in trên bạt hiflex, cách thức sản xuất biển bạt, giá thành của nó... Cụ thể hơn là hiểu rõ về những người đang đọc bài này.
Nhắc lại thời “khai thiên lập địa” những năm 1997-2007, thời viết copy trên chiếc iMac màu mè dễ thương, thời check copy phải xếp 4 hay 5 lớp phim mà “tiếng địa phương” gọi là chồng tram, thời Art director còn bò ra cắt cắt dán dán làm layout. Thời đó làm gì có bác Gồ để search đủ thứ trên trời dưới đất, làm gì có Face để tự do ca thán, than thở, nói tiếng Đan Mạch những khi bức xúc. (Cái này ai làm về chế bản bình bản hoặc biết sơ về Indesign hoặc Quark Xpress chắc biết)
Nghe có vẻ thô sơ nhưng chính là thời vàng son của quảng cáo. Vàng son ở chất lượng sáng tạo, ở lửa nhiệt huyết, ở quan hệ giữa người với người thật vô tư. Account và Creative có thể đập bàn, khóc lóc, và ghét nhau. Nhưng chỉ đập bàn, khóc lóc và ghét nhau tại cái bàn đó, tại thời điểm đó, tại project đó, rồi thôi. Không ai rảnh hơi đi qui kết nhau, ly khai nhau cả vì ai cũng hiểu tất cả vì công việc. Thời đó ngày nào cả team Creative cũng kéo nhau đi ăn trưa cơm hàng cháo chợ. Anh Account chở chị Creative.
(Có khi Anh Account chở chị Creative đi ăn thịt nướng uống beer hơi nhỉ?)
Thời đó, khách hàng bá cổ kề vai Agency để cùng sinh ra những sản phẩm để đời. “Nâng niu bàn chân Việt”, “Đèn đom đóm”, “Knorr – Mỗi món ăn một lời chúc”, “Nói theo cách của bạn”… Present những ý tưởng trên trời, khách hàng gật đầu cái rụp: “Làm đi, chị về xin budget liền.” Thời huy hoàng với khách hàng U, print ad toàn die-cut hay insert vào tạp chí, 1 tháng 3-4 TVC chạy rần rần.
Thời đó, không biết tự ái là gì. Bị sếp kill idea, rồi Account kill idea, khách hàng kill idea ào ào. Không sao, kill idea này mọc idea khác. Tự làm, tự học, tự chiêm nghiệm. Làm miệt mài ngày nào 8-9g tối, cuối năm chị MD mời vô phòng khen tinh thần làm việc và thưởng 50 đô mà cũng không tự ái. Chỉ tự ái khi khách hàng U vì quá yêu copy mình viết cho Knorr, 8 lời chúc Tết đậm đà rất liên quan với 8 món ăn truyền thống, đã gửi 1 văn bản khẳng định bản quyền của U và bắt mình ký tên “bán con” dưới dòng chữ “Người làm công ăn lương của công ty…”. Thế là tự ái dồn cục không chịu ký.
Thời đó là thế! Còn thời này thì sao? Các em cuối 8X và 9X bước vào thế giới quảng cáo vì vui, vì được tự do, vì được thể hiện cái “Tôi”. Nhưng hình như các em hiểu 3 điều này sai sai làm sao ấy.
“Vui” là lúc nào cũng phải xuôi chèo mát mái, bán idea là được mua liền, ai ai cũng nở nụ cười rạng rỡ với mình mới vui.
“Tự do” là muốn làm thì làm không muốn thì thôi. Em không thích job này không làm, không thích Account này không làm, không có mood không làm.
“Cái tôi” thì lúc nào mọi người cũng phải tôn trọng, idea của mình là hay nhất. Ai cũng có "cái tôi”, nhưng “cái tôi” cần được trui rèn, lên bờ xuống ruộng 4-5 năm sẽ khác với “cái tôi” của ai đó mới chân ướt chân ráo vào nghề.
Thời này, bạn trẻ đụng khó là thôi nghỉ, freelance cho khoẻ. Các em có cuộc sống khá dễ dàng, cơm bưng nước rót từ tấm bé, nên chưa hiểu đạo lý “Cái gì cũng có giá của nó”. Muốn sướng phải khổ trước, muốn bén phải mài, muốn lên cao phải vươn từ dưới thấp.
Thời này, bạn trẻ rất nhạy bén với công nghệ. Đó là thế mạnh của tuổi trẻ. Nhưng cũng đừng quên cách giao tiếp với con người. Vì cuối cùng, quảng cáo phải mang tính nhân văn mới chạm tới trái tim. Với mình, chữ “công” trong “công nghệ” mang ý nghĩa “công cụ”, tức là phương tiện mà thôi. Công nghệ ăn quá sâu nên thời này người ta nói chuyện với nhau bằng tay qua email, facebook, skype, etc chứ không bằng mồm nữa.
Thời này, bạn trẻ rất giỏi sáng tạo idea thể hiện được bản thân, mà quên nhiệm vụ của mình là kết nối với người tiêu dùng ở ngoài kia.
Cuộc sống thay đổi, không gì là bất biến. Chỉ mong một thế hệ kế thừa ráng chịu cực chịu khổ một chút để ăn nằm với nghề sáng tạo bằng niềm say mê vô tư nhất.
Chúng ta cũng đi cùng trong những tháng năm đó, nhưng khác với họ, những con người sáng tạo, lên ý tưởng, dàn dựng mọi thứ. Việc của chúng ta đơn giản, đi sâu vào việc thực hiện chi tiết công việc nhưng cũng cần đòi hỏi những đức tính giống nhau.
Nếu dựa trên quan điểm chạy theo các nhu cầu & mong muốn của khách hàng về sản phẩm (đây là xu hướng chung trên toàn thế giới thời điểm hiện tại) thì chúng ta sẽ đạt được hai mục đích theo kiểu một mũi tên bắn chết hai con chim: Một là ta bước lên đỉnh cao do chính mình tạo ra và hai là khách hàng không thể đưa ra phương án lựa chọn nhà cung cấp nào khác.
Vậy hãy:
1. Ngừng kêu than, không ngừng sáng tạo
2. Tiền quan trọng nhưng hãy để chất lượng lên trên nó
4. Dẹp cái tôi sang một bên, tập thể chúng ta sẽ đưa cho khách hàng một sản phẩm 5*