Ai thực sự là người trả tiền cho các mặt hàng quảng cáo phục vụ marketing như làm biển hiệu, dán decal cho các cửa hàng, lắp đặt kệ siêu thị, booth quảng cáo, backdrop, standee, in bạt banner, in tờ rơi, vỏ hộp, gói đựng, đồ decoration và nếu không ai trả tiền cho nó thì sao?
Câu hỏi 1: Chúng ta đã chi quá nhiều tiền cho các hoạt động quảng cáo như thế có lãng phí và người mua hàng đang phải gánh các chi phí đó?
Để trả lời cho câu hỏi này, ta cần đi sâu một chút về thực tế ngành marketing tại Việt Nam
Hàng ngày, tại Việt Nam, nếu chịu để ý các mẫu bảng hiệu quảng cáo mới trên đường, các nhãn hiệu trên các mẩu TVC lúc ăn cơm, hoặc một cái màu sắc gì mới trên popup, banner GDN trên các website bạn sẽ thấy có nhãn hàng mới ra đời, có nhãn hàng vừa được "đánh bóng" lại.
Để một nội dung ngắn gọn về thương hiệu mới chui vào não khách hàng thì người ta phải đặt chúng ta, những người làm nghề quảng cáo nào là logo & slogan trên hàng ngàn vật phẩm quảng cáo: biển quảng cáo cho hệ thống các cửa hàng, booth quảng cáo, ô quảng cáo, standee, banner, kệ trưng bày, đầu kệ siêu thị, tờ rơi, backdrop, trang trí... giá trị khối tài sản đó khoảng 4.200 tỷ đồng trong năm 2019, và con số này chỉ chiếm 6.4% trên tổng số các hoạt động marketing mà thôi bởi chưa kể đến chi phí cho các hoạt động trên môi trường báo chí, internet, truyền hình.
Nhưng khi kết thúc hoặc thay đổi các hoạt động marketing thì toàn bộ các tài sản đó bị coi như bỏ đi!
Gói gọn lại là đối với người tiêu dùng chi phí cho marketing & quảng cáo kể trên để phát hành sản phẩm tiêu dùng là quá lãng phí, thứ duy nhất họ muốn chi trả không gì khác ngoài giá gốc của sản phẩm đó.
Công bằng mà nói, nhận định trên là đúng khi cho rằng người tiêu dùng luôn phải trả các chi phí cộng thêm khi mua hàng. Tuy nhiên, trong thực tiễn kinh doanh, các doanh nghiệp luôn phải tìm cách thuyết phục người tiêu dùng mua sản phẩm hoặc sử dụng dịch vụ của họ. Sẽ thật sai lầm nếu doanh nghiệp chỉ trữ hàng hóa trong kho và ngồi yên chờ người tiêu dùng đến gõ cửa hỏi mua sản phẩm. Nếu doanh nghiệp kinh doanh thụ động như thế, đó mới chính là sự lãng phí thật sự vì sản phẩm được sản xuất nhưng không ai mua, dẫn đến gia tăng lượng tồn kho; hơn nữa, tình hình đó có thể kéo theo sự trì trệ trong sản xuất – kinh doanh và gây hại cho nền kinh tế.
Vậy liệu quảng cáo có thực sự làm lãng phí tài nguyên kinh tế? Để trả lời câu hỏi này, ta phải nhớ rằng việc quảng cáo không phải là một việc làm vô nghĩa – mà hơn hết, nó là một công cụ được thực hiện với mục đích thu hút khách hàng. Xét trên khía cạnh kinh tế học, các hoạt động quảng cáo sẽ tạo ra một hiệu ứng tích cực cho nền kinh tế theo định luật Say – lượng cung tăng cao sẽ tạo ra một lượng cầu tương ứng. Chẳng hạn, quảng cáo (dù lãng phí) cũng sẽ tạo ra thêm nhiều việc làm cho những người hoạt động trong ngành và tạo thêm nhu cầu cho những khu vực sản xuất khác.
Câu hỏi 2: Nếu tôi không trả tiền cho các chi phí quảng cáo tiếp thị thì sẽ như thế nào?
Tôi muốn nói rằng, nếu điều đó xảy ra sẽ rất giống việc Covid 19 ngăn cản chúng ta đi mua hàng vậy. Người bán muốn bán hàng, người mua cũng muốn mua, nhưng cả hai vì nhiều lý do không kết nối được với nhau
Từ 1/4 năm 2020 tại Việt Nam xảy ra đợt dịch Covid 19 lần thứ nhất. Kéo dài 22 ngày thì hết cách ly. Điều này khiến cho nhiều chủ shop kinh doanh thất bại. Cho đến đầu tháng 5 năm 2020 thì nhu cầu thanh lý biển quảng cáo cửa hàng ở mức khá cao, trung bình 4-5 cuộc gọi liên quan tới hotline 0904769398 của chúng tôi một ngày.
Sau đó 1 tháng, dựa trên quan sát về lượng khách hàng quay trở lại hệ thống các cửa hàng làm biển quảng cáo của AB Group tại Cầu Giấy, Ba Đình, Hà Đông, Thanh Xuân, Hoàn Kiếm, Hoàng Mai, Long Biên, Tây Hồ thì chúng tôi biết nhu cầu làm biển cửa hàng bắt đầu tăng trở lại vào cuối tháng 5/2020, nhưng không mạnh mẽ như 2019
Sau đợt dịch lần thứ hai vào cuối tháng 7 năm 2020 thì lượng khách hàng cần thanh lý biển quảng cáo tăng rất nhanh. Nhưng sau đó nhu cầu làm biển quảng cáo không tăng trở lại. Dường như các chủ kinh doanh rất bi quan về tương lai. Họ ngừng đầu tư cơ sở vật chất mới và tạm thời nghe ngóng tình hình.
Về bản chất, sự hủy bỏ các tài sản kể trên dưới dạng rác hoặc bán lại với giá thấp hơn rồi kết thúc công việc kinh doanh do dịch bệnh giống với việc tuyệt giao các mối liên kết với khách hàng.
Xét về dòng tiền thì Covid 19 khiến cạn kiệt nguồn vốn, không có khách hàng, tiền không chảy, doanh nghiệp như một cơ thể thiếu dinh dưỡng lâu ngày không được ăn. Cuối cùng là phá sản. Một doanh nghiệp lại là một mắt xích trong một guồng quay của nền kinh tế. Một anh chết khiến hiệu ứng domino lan ra và guồng quay đó rệu rã. Các doanh nghiệp liên quan bị ảnh hưởng. Sa thải nhân sự, sức mua giảm, tiền sẽ đổ vào BĐS và vàng sẽ khiến suy thoái ngày càng trầm trọng hơn.
Rõ ràng nếu bạn là người mua mà không chịu chi tiền, sẽ giống như Covid đình chỉ các hoạt động kinh doanh của bạn, điều đó sẽ là một thách thức lớn, bản thân hàng hóa sẽ bị đọng lại và không bán được bởi không ai biết về sản phẩm. Một trong những chức năng quan trọng của quảng cáo đó là thông tin. Với chức năng này, quảng cáo là chiếc cầu nối giữa nhà sản xuất với người tiêu dùng. Qua đó, người tiêu dùng có thể dễ dàng tìm kiếm thông tin về sản phẩm như địa điểm phân phối, giá bán, tính năng, v.v. cũng như tiện lợi trong việc so sánh giữa các nhãn hàng với nhau. Doanh nghiệp sẽ dễ dàng hơn trong việc đưa sản phẩm đến tay khách hàng của mình, từ đó gia tăng lượng tiêu thụ và sản xuất trong nền kinh tế.
Nếu thực sự ai đó lo lắng rằng trong 8000 đồng mua lon CocaCola thì 5000 đồng là chi phí dành cho quảng cáo thì người đó đã đúng, xét về một mặt nào đó. Khi đó, người tiêu dùng đang phải trả một chi phí khá vô lý. Họ mua Coca để giải khát nhưng phải trả một số tiền lớn hơn giá trị thực để đọc và hiểu và chấp nhận về Coca. Người mua không hề biết là họ đang "học" một cách bị động về sản phẩm thông qua các chương trình marketing.
Thế đấy, não ta thì có hạn, mà hằng ngày ta phải nhồi nhét hàng tỉ thứ rác thông tin vào đầu, rồi phải trả tiền cho nó thế có điên không?
Thời nguyên thủy, hàng hóa chỉ trao đổi trong một nhóm nhỏ người. Thời analog thì bạn đầu tư cho quảng cáo để khách hàng biết đến bạn và mua hàng của bạn rồi bạn khéo léo gài giá vào đấy, quy mô mạng lưới bán hàng rộng hơn, khách hàng phải chịu chi phí cho họ.
Nhưng tương lai thì quên đi nhé!
Ở mức quá độ thời 4.0 công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ. Ở đó xã hội chỉ có đúng hoặc sai, tốt hoặc xấu, cái này bền cái kia rởm... Nhờ có kết nối thông tin chính xác nên chỉ sau vài giây, là ta biết về sự thật là sản phẩm mà ta muốn mua. Khi đó con người sẽ tối ưu hóa được nguồn lực. Tức là toàn bộ của cải sức lực thay vì đầu tư cho marketing sẽ chuyển dịch sang các dịch vụ hoặc sản xuất khác. Khi đó sẽ được coi là "tiết kiệm".
Khi đó quảng cáo truyền thống (bao gồm digital hay analog kiểu năm 2020 trở về trước) sẽ được xã hội đào thải!
Nghề làm biển quảng cáo cũng vậy! Nhưng sẽ còn rất lâu để công nghệ làm được điều đó. Giờ có thể kê cao gối mà ngủ! Tạm thế đã.