Trước và những năm đầu 1990, tại Hà Nội, dường như quảng cáo đã "đi trước" ngành truyền thông và marketing tại Việt Nam, kể ra điều này hơi lạ kỳ nhưng thực tế là biển quảng cáo, một cách tự phát, đã đóng góp quan trọng vào việc tiếp thị và xây dựng thương hiệu cho các công ty và doanh nghiệp còn rất sơ khai. Trong hoàn cảnh vừa thoát ra khỏi thời kỳ bao cấp, nền kinh tế thị trường chưa định hình đầy đủ, điều kiện xã hội thời đó hầu như không có ti vi, quảng cáo trên radio thì phải sau những năm 95 mới bắt đầu nhen nhúm, báo chí rất ít chỗ cho quảng cáo, thành ra trrên khắp đất nước, biển quảng cáo chứ không phải là các phương tiện truyền thông khác đã nổi lên như một phương tiện hiệu quả để truyền tải thông điệp cho khách hàng và thúc đẩy họ mua hàng. Bài viết này sẽ tìm hiểu về quá trình làm biển quảng cáo và vai trò của chúng trong kỷ nguyên trước năm 1990 và những năm 199x tại Việt Nam.
Không có trường nghề đào tạo các sinh viên, công nhân làm nghề quảng cáo. Muốn làm nghề quảng cáo bạn phải đi học hàn, nhưng không có trường công nào dạy chạy máy in, dạy thiết kế đồ họa với AI hay Photoshop và Coreldraw, càng không có trường dạy căng bạt hiflex, soi gấp alu, uốn chữ mica nổi hay đi dây cho LED hay treo biển trên tòa nhà cao tầng...
Các sinh viên mỹ thuật không thích làm công việc này còn các bạn học về marketing thì lại càng không. Nghề quảng cáo được những người không theo nghệ thuật, không phải dân mar, họ hầu hết tay ngang, đi theo một con đường riêng, chả lệ thuộc vào ai, với lý lẽ riêng và tạo ra cả một hệ thống như ngày hôm nay mà marketing nói rằng nghề quảng cáo là một phần trong đó.
Trước năm 2000, Việt Nam đã trải qua quá trình đổi mới kinh tế, mở cửa thị trường và thu hút đầu tư nước ngoài. Điều này đã tạo ra một môi trường kinh doanh mới, khiến cho nhiều công ty và doanh nghiệp mới ra đời và cũng gia tăng nhu cầu tiếp cận khách hàng. Sự phát triển kinh tế và mở cửa thị trường đã tạo ra các nhu cầu rất mới, nó tạo ra hàng triệu cơ hội việc làm, hàng ngàn cửa hàng phục vụ những người đang cần và dĩ nhiên cơ hội lớn cho ngành làm biển hiệu cửa hàng phát triển mạnh mẽ.
Trước năm 2000, ngành quảng cáo ở Việt Nam không được phát triển mạnh mẽ như hiện nay. Tuy nhiên, sự gia tăng cạnh tranh đã bắt đầu xuất hiện khi nhiều công ty và doanh nghiệp nhận ra tầm quan trọng của quảng cáo trong việc tiếp cận khách hàng và xây dựng thương hiệu. Các công ty quảng cáo cũng đã xuất hiện và cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp hơn để đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp.
Trước năm 2000, việc tiếp cận khách hàng và xây dựng thương hiệu đã trở thành một ưu tiên hàng đầu đối với các doanh nghiệp. Với sự phát triển kinh tế, nhu cầu tiêu dùng của người dân đã tăng cao và các công ty cần tìm cách để tiếp cận khách hàng tiềm năng. Các kênh quảng cáo lúc bấy giờ rất hạn chế. Internet không, marketing số không, báo chí và truyền hình thì chưa phát triển vì sự quản lý cũng như ti vi chưa nhiều. Quảng cáo tại chỗ, ngoài trời, trên cửa hàng trở thành một phương tiện hiệu quả để truyền tải thông điệp và gây sự chú ý từ phía khách hàng.
Trước năm 1995, công nghệ máy tính, công nghệ in phun mực, công nghệ xử lý gia công vật liệu, phần mềm rất hạn chế trên toàn thế giới chứ không riêng gì Việt Nam và quy định về quảng cáo tại Việt Nam sau thời gian thoát khỏi thời bao cấp còn hạn chế. Công nghệ sản xuất biển quảng cáo cũng chưa phát triển như hiện nay, và các công nghệ sáng tạo như đèn LED, màn hình tương tác chưa được sử dụng rộng rãi. Thời điểm này có thể nói là ngành sản xuất biển quảng cáo hầu như không có cơ hội để phát triển
Từ chính bản thân mình, người viết đã có kinh nghiệm 20 năm làm nghề quảng cáo và in ấn, đây là một thứ tích lũy quý giá cho bài viết ngày hôm nay. Tuy nhiên thế giới của nghề quảng cáo là vô cùng rộng lớn. Nó không thể biết bởi một người và chia sẻ câu chuyện của mỗi anh ta. Mỗi một thông tin mang tính lịch sử trong bài viết này, thứ cần trân trọng hàng đầu là sự xác thực. Và chúng tôi lấy nguồn ảnh từ trên báo Zing, báo Vnexpress, báo Dân Trí, Kiến thức và nguồn ảnh từ Getty images. Thông tin được tổng hợp từ các nguồn dữ liệu trên Facebook, trên Wiki tiếng Việt, tiếng Anh, trên Google và dựa trên kiến thức về nghề, dựa trên các trao đổi lại từ các thế hệ 6x, 7x làm nghề quảng cáo tại Hà Nội để đưa ra các đánh giá chủ quan của người viết.
Bài viết có thể không đảm bảo chính xác tới từng sự kiện theo năm tháng, nhưng sẽ giúp các bạn yêu Hà Nội, đang làm nghề quảng cáo, có cái nhìn toàn cảnh về nghề ở thời điểm sơ khai.
Bài viết có thể còn tồn tại nhiều thiếu sót, hãy comment góp ý và bổ sung về những nội dung mà bạn thấy thiếu hoặc chưa đúng. Hãy giúp chúng tôi bằng cách đưa ra các ý kiến của mình để hoàn thiện nội dung này hơn. Chúng tôi, những người biên tập site lambienquangcaohn.net xin chân thành cảm ơn. Chúng tôi vẫn và sẽ cập nhật những thông tin đó tại chính bài viết này.
Bài viết có sự hỗ trợ của công nghệ AI trong việc hiệu chỉnh hình ảnh để nội dung được trở nên rõ nét và chân thực hơn
Bạn tôi nói, hồi đó chỉ có gỗ, sắt, thép hộp, decal là rẻ, còn lại mica hay bạt là thứ nhà giàu xa xỉ... Các họa sĩ vẽ tay được coi trọng, họ tạo ra biển quảng cáo trên tất cả các bề mặt đủ lớn mà quay ra ngoài.
Thời điểm những năm đầu thập kỷ 90 thì gỗ dễ kiếm hơn nhiều so với chất liệu nhân tạo, chúng thường được tách từ những đồ vật hỏng để tạo thành các tấm gỗ sơn màu. Nghề quảng cáo lúc này còn có tên là nghề kẻ vẽ quảng cáo. Các họa sĩ vẽ tay được coi trọng vì lúc này chưa có máy vi tính. Màu sắc và hình họa trên bề mặt gỗ thường có thiết kế đơn giản và chủ yếu sử dụng văn bản để truyền tải thông điệp. Biển quảng cáo bằng gỗ thường được sử dụng tại các cửa hàng, nhà hàng và quán cà phê.
Các nội dung trong nhà là dạng chữ nổi thời kỳ này được cắt bằng xốp, đây là vật liệu cũng khá dễ tìm, tuy rằng nó kém bền nhưng rẻ và tạo hình khá dễ dàng với các dây thép gia nhiệt. Chữ này được phủ màu hoặc để nguyên nền màu trắng. Các khẩu hiệu bằng chữ này được lắp trên khung gỗ, dùng cho các thời gian ngắn ngày và nơi không tác động nhiều bởi thời tiết.
Biển đắp bằng xi măng là những phần ký tự được khắc, tạo nổi trên một bề mặt phẳng là xi măng. Các ký tự này được sơn vẽ cẩn thận với phần lớn là màu sắc đỏ hoặc nâu. Nghe có vẻ xa lạ nhưng thực ra bạn nhìn thấy kiểu này khá nhiều ở cột cổng tam quan của đình chùa tại Hà Nội, trên các gác nhà đã cũ tại phố cổ, nơi xưa kia là cửa hàng bán một thứ gì đó
Các tấm khẩu hiệu được dùng rất nhiều vào thời đó, nền đỏ chữ vàng, được thể hiện trên vải lụa, thời bấy giờ chủ yếu là vải đỏ, những người làm nghề quảng cáo dùng một công nghệ in khá cổ xưa đó là công nghệ in lụa (in lưới) để thể hiện màu sắc và nội dung chữ trên đó. Ngoài ra có thể dán decal và vẽ bằng tay với sơn hoặc màu acrylic
Nguyên tắc của ngành quảng cáo khi đó là bất kể thứ gì phẳng nhẵn đều có thể biến thành bảng hiệu quảng cáo bằng cách vẽ lên bề mặt đó. Trên đó có khá nhiều chữ, và chữ cần phải thẳng hàng, nét không được run, viền chữ phải đẹp, thành ra hồi đó nghề này có một cái tên khá lạ đó là nghề kẻ vẽ quảng cáo. Như các bạn thấy ảnh dưới đây thì người ta vẽ lên tường, vẽ lên cửa sổ, cửa đi, hoặc vẽ trên chính các tấm mành che nắng treo ở cửa sổ.
Vẽ trực tiếp lên tường tại số 187 Hàng Bông
Vẽ trực tiếp lên mành, rèm
Vẽ lên chính cánh cửa của cửa hàng
Biển quảng cáo bằng kim loại thường được làm từ tấm kim loại như thép, nhôm hoặc đồng. Đối với chất liệu làm từ thép giá rẻ, dễ kiếm thì người ta thường sơn màu nâu lên bề mặt rồi kẻ vẽ màu trắng, đôi khi với biển có thông tin thay đổi thì dùng phấn màu để vẽ lên đó. Công nghệ biển đồng ăn mòn lúc này cũng đã có rồi, dùng cho các biển công ty phẳng, với màu sắc đơn giản (sơn bằng tay vào phần ăn mòn) và kích thước nhỏ.
Biển mica dán decal được tạo thành từ các tấm acrylic mỏng có màu, tấm nhựa xốp gân, tấm nhựa alu, tấm focmex. Chúng có thể được cắt bằng tay và gia công để tạo ra các hình dạng và kích thước đa dạng. Việc gia công này chủ yếu bằng các máy cưa tay. Hà Nội hồi đó máy vi tín chưa phổ biến nên cũng không tồn tại khái niệm CNC đâu. Biển quảng cáo mica, alu đó thường được sơn, vẽ hoặc cắt dán decal màu lên để tạo nội dng và tên thương hiệu, logo.
Giữa 1995 đến gần những năm 2000, công nghệ in bạt đi vào Việt Nam thông qua các doanh nghiệp Trung Quốc, bạt được tính giá bằng USD trên mỗi mét vuông, in trên decal cũng xuất hiện cùng với nó. Ưu điểm là in được hình ảnh, xử lý hình ảnh bằng kỹ thuật số tuy nhiên giá thành lúc bấy giờ cũng khá chát. Chúng có thể được treo hoặc dán trực tiếp trên mặt tiền của các tòa nhà hoặc các khu vực công cộng. Biển quảng cáo trên bảng bạt thường được in ấn với hình ảnh, văn bản và logo để truyền tải thông điệp quảng cáo. Thời này, biển bạt thường được gắn trên một khung gỗ, cách nó được căng lên giống như căng vải toan trên khung tranh bằng gỗ vậy.
Biển bạt hộp đèn ra đời sau khi xuất hiện bạt hiflex không quá lâu, đây là sự kết hợp của bạt và đèn huỳnh quang chiếu sáng bên trong, lưu ý là đèn huỳnh quang với chấn lưu to tướng nhé.
Đèn neon đã trở thành một phương tiện quảng cáo phổ biến trước năm 2000. Biển quảng cáo đèn neon sử dụng đèn sáng neon để tạo ra hiệu ứng sáng bắt mắt và thu hút sự chú ý của người đi qua. Chúng thường được sử dụng tại các cửa hàng, nhà hàng và quán bar để tạo điểm nhấn và tạo sự khác biệt.
Quảng cáo Kỷ Nguyên, Gold Sun, Hà Thái, in phun Hoa Vương, Dương Quang, Phong Cách Việt, Đất Việt, Lệ Thủy... là những cái tên mà bản thân tôi đã từng làm việc hồi đầu năm 2000. Chúng tôi tin rằng nó xuất hiện từ những năm 199x hoặc xa hơn nữa.
Công ty quảng cáo Trần Phú: Đây là một trong những công ty quảng cáo hàng đầu tại Việt Nam trước năm 2000. Công ty Trần Phú đã thực hiện nhiều dự án quảng cáo quy mô lớn và có uy tín cao.
Công ty quảng cáo Dầu khí: Công ty này chuyên về quảng cáo trong lĩnh vực dầu khí và năng lượng. Họ đã tham gia vào nhiều dự án quảng cáo lớn cho các công ty trong ngành này.
Công ty quảng cáo Việt Hưng: Là một công ty quảng cáo có tiếng tại Hà Nội và Việt Nam. Công ty này đã thực hiện nhiều chiến dịch quảng cáo sáng tạo và hiệu quả cho các khách hàng đa dạng.
Công ty quảng cáo Dentsu: Dentsu là một công ty quảng cáo nổi tiếng toàn cầu và đã có mặt tại Việt Nam trước năm 2000. Họ đã đóng góp vào việc phát triển ngành quảng cáo tại Việt Nam thông qua các chiến dịch quảng cáo đa quốc gia.
Công ty quảng cáo Golden Communication: Đây là một công ty quảng cáo có uy tín và kinh nghiệm lâu đời tại Việt Nam trước năm 2000. Golden Communication đã thực hiện nhiều dự án quảng cáo thành công và nhận được sự công nhận trong ngành.
Công ty Quảng cáo và Nghe nhìn: Đây là một số công ty có nhiều lão làng gạo cội và nghe các anh chi kể lại thì nhiều người trong số đó đã dẫn dắt một số thế hệ quảng cáo sau này.
Tôi bắt đầu vào nghề năm 2006. Khi đó đã có máy in bạt này tên máy là With Colour của Trung Quốc. Điều khiển và sửa máy bởi người Trung Quốc. Nếu không đứng cạnh một nước như Trung Quốc thì công nghệ làm biển quảng cáo không phát triển như ngày nay. Cho đến giờ thì Hà Nội đã khác nhiều, năm 2020 tôi sang Toronto, xét về mức độ đầu tư cho biển hiệu thì Canada kém Hà Nội một bậc dù hạ tầng thua kém Canada nhiều bậc.
Những năm 199X đã có biển chữ nổi tại Hà Nội, chất lượng rất đẹp không thua kém gì ngày hôm nay. Nhưng không rõ lúc này đã có đèn trong chữ chưa. Nói thật thì chúng tôi không tin rằng nó có đèn trước năm 2000 vì lý do là những năm này công nghệ LED chưa hoàn thiện để đưa vào ứng dụng. Nhất là tại một nước còn kém phát triển như Việt Nam
Công nghệ làm biển quảng cáo tại Hà Nội dựa nhiều vào phần mềm xử lý ảnh chụp Photoshop, và phần mềm vẽ hình và tạo chữ CorelDraw hoặc AI. Corel Draw xuất hiện năm 1989, sáng tạo bởi người Canada. Cho đến khi hệ điều hành Windows 95 ra đời năm 1995 thì Corel có phiên bản số 6. Illustrator thì ra đời từ năm 1987 nhưng tương thích với máy Window và máy Mac của hãng Apple năm 1997 với AI 7. Đối với Photoshop của người Mỹ ra đời lần đầu tiên với bản 7.0 năm 2002, lúc này Windows XP nổi tiếng đã hiện diện trên thế giới này.
Còn đối với máy in khổ lớn, nếu như sư tổ ngành in Johannes Gutenberg phát minh ra máy in từ năm 1450, thì in phun mới thực sự bắt đầu từ năm 1984, nhưng cần phải có một quá trình dài nữa chờ cho hệ điều hành máy tính và các phần mềm hoàn thiện ở những năm 1995 thì in kỹ thuật số mới bắt đầu thực sự cất cánh, điều này bao gồm cả các máy gia công kim loại theo công nghệ tọa độ CNC. Và do đó người viết bài này suy diễn rằng, trước những năm 1995 thì tất cả các công việc quảng cáo đều chạy bằng cơm!
Công nghệ LED được hoàn thiện năm 1994 bởi ba vị người Nhật (3 người này sau giành giải Nobel vật lý do sáng tạo về LED xanh blue của họ). Tuy nhiên mãi đến năm 2001 anh em trong nghề mới thấy LED ruồi (biển vẫy LED) xuất hiện tại Hà Nội. Mua LED ở Trần Cao Vân - Chợ trời Hà Nội, tất nhiên LED Trung Quốc rồi. Biển LED lúc này khá đắt nhé.
Cách để anh em tạo chữ nổi 3D: uốn mica bằng nước sôi, bếp lò, cắt mica bằng dây thép.
In bạt độ phân giải cao tại quảng cáo Lệ Thủy năm 2000 giá 35 USD một mét vuông.
Nếu ai đó nói là bên tôi làm biển tấm lớn ngoài trời hoặc làm báo chí, tổ chức sự kiện thì anh em trong ngành rất kính nể.
Trong một công ty in quảng cáo, người Trung Quốc rất được ưu ái với chế độ đãi ngộ cao, họ dành hết tiền để mua vàng cất giữ lại, tuy nhiên thứ mà họ quan tâm không phải là nghề in, cũng không phải vàng mà là con gái Việt Nam.
Làm bia mộ là một trong những công việc chính của các cửa hàng quảng cáo thời đó.